Theo Khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2019
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.
Ví dụ: Hình dáng bên ngoài của chiếc xe ôtô, xe máy hoặc hình dáng thể hiện của bao bì của một sản phẩm sẽ được gọi là kiểu dáng công nghiệp.
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
– Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
– Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 1: Chuẩn bị kiểu dáng công nghiệp và phân loại kiểu dáng công nghiệp
Bước 2: Tra cứu kiểu dáng công nghiệp
Để đánh giá khả năng đăng ký thành công kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian của chủ đơn, chủ đơn nên tiến hành việc tra cứu kiểu dáng công nghiệp để đánh giá khả năng bảo hộ trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Ưu điểm tra cứu kiểu dáng công nghiệp
Bước 3: Nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm các hồ sơ sau:
Tại thời điểm nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp chủ đơn chưa có đủ hồ sơ gốc, để lấy ngày ưu tiên sớm chủ đơn có thể nộp sau các giấy tờ gốc theo thời hạn như sau:
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Bước 5: Công bố đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Bước 6: Thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Bước 7: Cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Mời bạn xem thêm bài viết:
Trường hợp trước ngày nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng các kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký thì có phải là xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 134 Luật sở hữu trí tuệ 2019
“Điều 134. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
1. Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.“
Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả nếu nhờ tác giả thiết kế kiểu dáng công nghiệp bao nhiêu?
Theo Khoản 2 Điều 135 Luật sở hữu trí tuệ 2019
“2. Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau:
a) 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
b) 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.”
Phí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao nhiêu?
Theo Cục sở hữu trí tuệ “ipvietnam.gov.vn”quy định hí, lệ phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;
– Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000/01 phân loại;
– Phí thẩm định đơn: 700.000VNĐ/01 đối tượng;
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình;
– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000VNĐ/01 đối tượng;
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên.
Lưu ý: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp, trường hợp Người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại)